Hướng dẫn sử dụng tấm Ốp nhựa PVC

Tấm ốp nhựa PVC đang là xu hướng nội thất hiện nay. Không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam mà còn phổ biến tại các nước trên thế giới. Vì thế, hôm nay Nội Thất Nhựa Thùy Trâm sẽ chia sẻ cho các bạn cách sử dụng tấm ốp nhựa PVC đơn giản và hiệu quả.

Chuẩn bị dụng cụ khi sử dụng tấm ốp nhựa PVC

Dụng cụ cần thiết:

  • Dao rọc giấy
  • Thước đo
  • Máy cưa cầm tay
  • Keo chuyên dụng dán tường.
  • Sắt hộp (đối với tường không đủ điều kiện, cần thi công hệ khung xương)

Vật liệu chính: tấm ốp nhựa PVC, nẹp chỉ.

Thi công tấm ốp nhựa PVC

Cách sử dụng tấm nhựa PVC ốp tường được thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên, việc đầu tiên chúng ta cần xác định tình trạng của tường. Dựa trên độ sạch, độ khô cũng như độ mới, có thể phân tường thành 2 loại như sau:

  • Tường đã được trát phẳng, khô ráo và sạch. Đối với loại tường này, chúng ta có thể thực hiện ốp trực tiếp tấm ốp nhựa pvc lên tường. Mà không cần hệ khung sắt hộp.
  • Tường bị hư hỏng, ẩm mốc và không bằng phẳng. Khi thi công tấm ốp với tường này, chúng ta cần thi công hệ khung sắt hộp trước khi dán tấm ốp nhựa PVC lên. Hệ khung sắt này đóng vai trò như khung xương cố định tấm ốp.
thi-cong-lap-dat-tam-go-nhua-op-tuong-3
Thi công tấm ốp nhựa PVC

Sử dụng tấm ốp nhựa PVC đối với tường đã được trát phẳng

Bước thứ nhất: Đo đạc khu vực cần thi công tấm ốp.

  • Dựa trên bản vẽ thiết kế (nếu có), xác định vị trí cũng như sản phẩm cần thi công.
  • Đo đạc kích thước thực tế của bề mặt tường cần thi công. Xác định kích thước các tấm ốp nhựa PVC tường cần dùng.

Bước 2: Xử lý khu vực cần thi công tấm ốp nhựa PVC:

  • Tháo dỡ các vật cản như đèn, quạt treo tường, ổ điện, khung tranh… trên khu vực cần thi công.
  • Đảm bảo bề mặt tường được bằng phẳng, sạch sẽ và khô ráo. Có như vậy thì keo mới có khả năng bám dính tốt trên bề mặt tường.

Bước 3: Đo đạc và cắt các tấm ốp nhựa PVC phù hợp với kích thước tường.

  • Dựa trên kích thước khu vực cần thi công để tính toán các tấm nhựa ốp tường cần dùng.
  • Cắt tấm ốp theo đúng kích thước đã đo. Lưu ý các khu vực có ổ điện cần được đo đạc và cắt chi tiết để tránh bị xô lệch, hở mặt cắt gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Bước 4: Tiến hành dán tấm ốp nhựa PVC lên tường

  • Bơm keo chuyên dụng vào mặt sau tấm ốp. Sau đó tiến hành dán tấm ốp nhựa lên khu vựa cần dán.
  • Tương tự với những tấm tiếp theo. Lắp nẹp chỉ cần thiết theo bản vẽ. Tiếp tục cho đến khi hoàn thiện bức tường.

Thi công trên hệ khung sắt hộp

  • Đối với những bức tường không đủ điều kiện ốp trực tiếp tấm ốp, chúng ta cần thi công hệ khung sắt hộp trước khi dán ốp nhựa PVC lên tường.
  • Trong quá trình lắp đặt khung thanh đà, lưu ý lắp các thanh ngang phải cách nhau 40-50cm. Khoảng cách giữa các thanh cũng phải như nhau, thẳng hàng để sau khi ốp tường không bị chênh.
  • Sau khi hoàn thiện phần khung xương, chúng ta tiến hành lắp đặt tấm nhựa ốp tường lên khung sắt.
  • Thay vì bôi keo lên tấm ốp như kiểu đầu tiên, chúng ta sẽ bôi keo trực tiếp lên các thanh xương sắt. Sau đó tiến hành ốp tấm nhựa PVC lên hệ khung xương. Sử dụng ke cố định cho các tấm ốp.
  • Thực hiện tương tự như các bước ở trên đến khi hoàn thiện bức tường.

Với những thông tin trên, hy vọng đã cung cấp cho bạn đầy đủ cách sử dụng tấm ốp nhựa PVC đúng cách. Để đọc thêm các thông tin hữu ích khác về tấm ốp nhựa PV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 × one =